Bạn đang muốn bắt đầu hành trình Marketing cho doanh nghiệp của mình mà chưa biết các loại phí sẽ cần bỏ ra? Sau đây SEOVIP sẽ list ra chi tiết chi phí quảng cáo trên internet mà bạn có thể tham khảo.
Chi phí Marketing là gì?
Chi phí Marketing là chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Ngân sách chi tiêu cho Marketing mục tiêu để quảng bá sản phẩm như chạy ads, quảng cáo báo chí,.. hay tiền lương nhân viên Marketing.
Chi phí Marketing sẽ không đảm bảo bạn đạt được mục tiêu, vì đây là những chi phí cần thiết cho việc Marketing, dù có bán được hay không.
Những chi phí chính một doanh nghiệp phải chi cho Marketing là:
- Chi phí bán hàng cá nhân: Bao gồm lương, hoa hồng và phúc lợi cho nhân viên sale.
- Website và Tiếp thị Kỹ thuật số: Bao gồm việc xây dựng, phát triển và duy trì website của doanh nghiệp. Đây cũng bao gồm các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số như tạo nội dung, quảng cáo trả tiền mỗi lượt nhấp (PPC), tiếp thị trên mạng xã hội và email marketing.
- Chi phí và hoa hồng cho công ty quảng cáo/Agency: Nếu doanh nghiệp thuê một công ty quảng cáo hoặc đối tác tiếp thị chuyên nghiệp, chi phí này bao gồm các dịch vụ và hoa hồng liên quan đến chiến dịch tiếp thị.
- Các chiến dịch trực tiếp, in ấn và gửi thư: Bao gồm việc tổ chức các chiến dịch trực tiếp như sự kiện, triển lãm, in ấn tài liệu tiếp thị và gửi thư tới khách hàng tiềm năng.
- Lương và chi phí nhân viên Marketing: Bao gồm các chi phí liên quan đến nhân viên trong bộ phận tiếp thị, bao gồm lương, phúc lợi, đào tạo và các hoạt động liên quan.
- Nghiên cứu và khảo sát khách hàng: Bao gồm việc thực hiện các nghiên cứu thị trường và khảo sát để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, nhu cầu của họ và thị trường cạnh tranh.
Các loại chi phí marketing trên internet
Dưới đây là danh sách chi tiết về các loại chi phí marketing trên internet khi triển khai cho doanh nghiệp:
Chi phí thiết kế Website – Tối ưu chuẩn SEO:
Đầu tư vào việc thiết kế một trang web phù hợp với thương hiệu và có trải nghiệm người dùng tốt. Tối ưu hóa SEO để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Tạo nội dung chất lượng để tăng lưu lượng truy cập và khả năng chuyển đổi khách hàng. Giá dịch vụ SEO cũng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của bạn. Bạn có thể tham khảo gói dịch vụ SEO của SEOViP. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.
Quảng cáo Pay-per-click (PPC):
Chi phí trả cho mỗi lượt click để quảng cáo trực tiếp đến khách hàng tiềm năng.
Hiển thị quảng cáo trên các kết quả tìm kiếm hàng đầu và các vị trí đáng chú ý trên trang web. Các bài này sẽ được gắn thẻ “quảng cáo” hoặc “Ads”.
Theo thống kê,lượt truy cập quảng cáo PPC có khả năng chuyển đổi thường cao hơn 50% so với các traffic organic search. Chi phí trung bình để chạy PPC: thường từ vài triệu đến vài trăm triệu mỗi tháng
Content Marketing:
Tạo và chia sẻ nội dung giá trị như bài viết blog, video, podcast, infographics để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Chi phí cũng tương đối thấp, có thể chi trả khoảng 5-20 triệu cho 1 chiến dịch content marketing.
Email Marketing:
Xây dựng và quản lý danh sách email khách hàng để gửi thông tin và khuyến mãi. Tạo và gửi email có giá trị để tạo sự quan tâm và thúc đẩy chuyển đổi.
Phương pháp: từ vài trăm đến vài chục triệu, tùy vào quy mô công ty.
Social media marketing
Các nền tảng phổ biến nhất hiện nay là: Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn. Tất cả các nền tảng này cho phép bạn quảng cáo sản phẩm trực tiếp đến đối tượng/khách hàng mục tiêu. Bạn có thể lựa chọn là trả phí và organic. Dĩ nhiên cách trả phí sẽ quảng cáo hiệu quả hơn, tiếp cận tới khách hàng tốt hơn
Chi phí: Khoảng 5 triệu đến vài chục triệu
Hợp tác với KOLs/Influencers:
Chi phí liên quan đến việc hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ.
Chi phí cho phòng marketing (In-house):
Đầu tư vào nhân sự và nguồn lực để xây dựng và quản lý bộ phận marketing trong doanh nghiệp. Bao gồm việc tạo chiến lược, quản lý chiến dịch, xây dựng nội dung, thiết kế và thực hiện quảng cáo.
Chi phí cho Agency, Công ty quảng cáo:
Chi phí hợp tác với agency hoặc công ty quảng cáo để thực hiện các chiến dịch truyền thông và marketing. Bao gồm chi phí dịch vụ và tư vấn từ agency.
Thực hiện Remarketing:
Đầu tư vào việc quảng bá lại sản phẩm, dịch vụ tới những khách hàng đã tương tác trước đó nhưng chưa mua hàng. Tạo và thực hiện chiến lược remarketing để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.
Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh và ngân sách, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến dịch marketing phù hợp.
Chi phí marketing được tính như thế nào?
Dĩ nhiên là sẽ tùy vào tình hình hoạt động và chính sách của mỗi công ty mà chi phí sẽ giao động khác nhau. Nhưng thông thường sẽ có những cách tính như sau:
Cách 1: Dựa theo doanh số
Công thức: Ngân sách chi cho quảng cáo = Doanh số bán hàng của công ty X % quảng cáo
Đây là cách tính đơn giản nhất mà nhiều công ty hiện nay đang áp dụng.
Ví dụ:
Nếu công ty bạn mỗi tháng thu về doanh số là 10 triệu đồng, tỷ lệ chi cho quảng cáo là 3%. Theo công thức ta dễ dàng tính ra được:
Ngân sách chi cho quảng cáo = 10.000.000×3%=300.000 VNĐ.
Từ trên, có thể suy ra được chi phí marketing tỷ lệ thuận với doanh thu.
Cách 2: Dựa trên ngân sách đối thủ cạnh tranh
Hoạt động marketing của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp với doanh số bán hàng của doanh nghiệp bạn. Thường thì các doanh nghiệp sẽ dựa vào ngân sách của đối thủ để điều chỉnh ngân sách doanh nghiệp mình bằng hoặc hơn.
Với cách này, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 hình thức quảng cáo chính là: Google Adwords và Facebook. 2 công cụ này cho phép người dùng lập chi phí Marketing cụ thể theo ngày/tuần/tháng.
Cách 3: Dựa trên một tỷ lệ nhất định
Dựa trên nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp + ngân sách năm trước của công ty. Công ty sẽ cân nhắc chọn ra một tỷ lệ nhất định. Thường Facebook và Google Adwords sẽ được áp dụng nhiều bởi công ty có thể tiến hành lập ngân sách quảng cáo cụ thể.
Cách 4: Dựa trên kỳ vọng
Doanh nghiệp sẽ xác định ngân sách cho Marketing theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định rõ kỳ vọng.mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ mục đích của công ty là tăng khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh quảng cáo, xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới,…Lưu ý: Cần xác định theo nguyên tắc SMART để dễ dàng đo lường.
- Bước 2: Xác định tất cả công việc cụ thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
- Bước 3: Ước tính chi phí để hoàn thành mục tiêu.
Giải pháp tiết kiệm chi phí Marketing cho SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Trong tình hình nguồn lực hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tối ưu hóa chi phí marketing để đảm bảo hiệu quả.
Xác định chính xác đối tượng/ tệp khách hàng:
Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là bước quan trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì tập trung vào việc thu hút nhiều khách hàng mới, ta chỉ nên chú trọng đến việc tìm hiểu và tiếp cận đúng đối tượng có khả năng mua hàng. Điều này giúp tối ưu hóa ngân sách marketing và đảm bảo rằng tiền bỏ ra đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đầu tư vào tiếp thị kỹ thuật số:
Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp tiết kiệm chi phí. Các công cụ như quảng cáo PPC, tiếp thị trên mạng xã hội và email marketing có thể điều chỉnh linh hoạt theo ngân sách của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong lĩnh vực B2B, tiếp thị kỹ thuật số giúp tập trung vào đối tượng mục tiêu cụ thể và tối ưu hóa chi phí.
Tối ưu SEO (Search Engine Optimization):
SEO giúp doanh nghiệp xuất hiện cao hơn trên các công cụ tìm kiếm mà không cần trả phí cho mỗi lượt nhấp. Dù việc tối ưu hóa SEO đòi hỏi thời gian và kiến thức, nhưng nó mang lại lợi ích lâu dài và giúp tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và hiệu quả.
Tạo nội dung chất lượng:
Tạo nội dung giá trị là cách tiết kiệm chi phí marketing thông qua việc thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Bằng cách chia sẻ thông tin hữu ích, hướng dẫn và giải quyết vấn đề cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo dựng uy tín và tạo tương tác với khách hàng mà không cần chi trả nhiều cho quảng cáo trả tiền.
Sử dụng công cụ Marketing miễn phí:
Các công cụ marketing miễn phí như Google Analytics, Google Trends, Canva và Hootsuite có thể hỗ trợ trong việc tối ưu hóa chiến dịch và theo dõi hiệu suất mà không cần tốn phí. Mặc dù chưa thể thay thế hoàn toàn các công cụ trả phí, nhưng chúng là lựa chọn tiết kiệm chi phí tốt.
Theo dõi và điều chỉnh:
Theo dõi kết quả chiến dịch marketing và xác định hiệu suất thực sự của từng khoản đầu tư. Nếu một chiến dịch không mang lại kết quả như mong đợi, hãy thay đổi hoặc ngừng nó để tiết kiệm ngân sách và tập trung vào các chiến dịch hiệu quả hơn.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng:
Đây cũng là cách tiết kiệm chi phí bởi việc duy trì khách hàng hiện có thường ít tốn kém hơn nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Các công ty B2B cần đặc biệt chú trọng vấn đề này vì số lượng khách hàng doanh nghiệp thường sẽ không quá lớn.
Hy vọng bài viết trên của SEOVIP sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về các loại chi phí quảng cáo trên internet. Chúc bạn thành công.
Nguồn: https://seovip.vn/chi-phi-quang-cao-tren-internet
Bài viết liên quan
Chia sẻ về phương pháp giảng dạy đặc biệt của SEOViP trong đào tạo Digital Marketing
Việc xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả đòi hỏi phải hiểu sâu sắc
Th12
Cập Nhật Bảng Giá Nha Khoa Đà Nẵng Mới Nhất 2024
Nha khoa Đà Nẵng VIN Dentist cam kết mang đến cho khách hàng các dịch
Th3
TỔNG KẾT Workshop “Khám bệnh Website” miễn phí thu hút các chủ doanh nghiệp SMEs
Vào ngày 18/11/2023 vừa qua, Workshop “Khám bệnh tổng quát Website”, được host bởi anh
Th11
Quảng bá thương hiệu là gì? 23 Chiến Lược Hiệu Quả cho Doanh Nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp đều sẽ có những chiến lược, kế hoạch khác nhau để
Th8
PBN Là Gì? Cách Xây Dựng PBN chất lượng 2023
Một trong những kỹ thuật khá hiệu quả trong việc xây dựng link, đó là
PR quảng cáo là gì? Các Ví Dụ điển hình về quảng cáo và PR
PR đối với một chiến lược Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để
Th8